- Khám phụ khoa ở đâu tốt nhất tại Hà Nội
- Khám phụ khoa bao nhiêu tiền?
Chuẩn bị trước khi đi khám phụ khoa
Ngoài yếu tố tâm lý thì chị em cần lưu ý tới một số vấn đề sau để việc
khám phụ khoa được diễn ra êm đẹp và cho kết quả chính xác nhất.
- Đợi hết kinh 1 – 2 ngày mới đi khám phụ khoa
- Không quan hệ tình dục hay sử dụng bất kỳ vật gì đè lên âm đạo trong vòng 1 – 2 ngày trước khi đi khám.
- Không thụt rửa âm đạo trong vòng ít nhất 24h trước khi đi khám
- Không dùng sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ trước khi đi khám.
Vì sao phụ nữ nên đi khám phụ khoa
Ở các nước phát triển trên thế giới, khám phụ khoa định kỳ là thói quen
không thể thiếu đối với người phụ nữ. Nhưng ở Việt Nam khám phụ khoa vẫn còn là
một khái niệm mới. Phần vì không biết, phần thì không muốn vì xấu hổ.
Điều này không khó hiểu. Theo quan niệm của người Á Đông mình thì vấn đề
trinh tiết vẫn rất được coi trọng, vì vậy mà việc để người khác (nhất là bác sĩ
nam) khám vùng kín là điều khó chấp nhận.
Thế nhưng, chị em cũng cần nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh khoa học. Nếu
không đi khám phụ khoa thì chị em có thể phải đối mặt với những vấn đề sau:
- Mắc bệnh phụ khoa mà không biết
- Bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng nặng khó chữa
- Ảnh hưởng tới đời sống tình dục
- Ảnh hưởng tới khả năng thụ thai
- Bản thân trở thành nguồn lây bệnh cho bạn tình của mình.
- Với một số bệnh như u xơ tử cung, u lành tính ở tuyến vú mà không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành ung thư ác tính dẫn đến tử vong.
Khám phụ khoa là khám những gì?
Sau khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đi khám phụ khoa định kỳ.
Chị em có thể biết tường tận hơn mình sẽ được khám những gì qua những chia sẻ
dưới đây.
Khám phụ khoa tổng quát bao gồm:
- Khám bên ngoài: Thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ, môi lớn, môi bé để xem xét có những biểu hiện bất thường nào không, ví dụ như: bệnh mụn rộp sinh dục, rận mu, dịch âm đạo thay đổi,….
- Khám âm đạo: kiểm tra dịch tiết âm đạo và tổn thương ở âm đạo là chủ yếu
- Khám tử cung: dùng vật dụng tách lấy 1 lượng tế bào tử cung vừa đủ để làm xét nghiệm xem có dấu hiệu u xơ hay không.
- Xét nghiệm dịch âm đạo
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
4 loại xét nghiệm trên là do bác sĩ chỉ định khi nhận thấy có bất thường
trên cơ thể chị em.
- Kiểm tra bằng 2 tay: Dùng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo của bạn nhẹ nhàng ấn vào bụng dưới của bạn để kiểm tra: kích thước, hình dạng và vị trí tử cung và các khác thường khác.
- Kiểm tra trực tràng: Đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng giúp kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn của bạn.
Gần đây có xảy ra tình trạng bệnh nhân nữ đi khám phụ khoa bị bác sĩ có
hành vi xâm hại tình dục. Đây chỉ là những trường hợp hy hữu. Theo quy định của
Bộ y tế thì khi đi khám bắt buộc phải có tối thiểu 3 người trong phòng. Chị em
lưu ý điều này để đảm bảo an toàn cho chính mình nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên để giúp chị em giải đáp được thắc mắc khám
phụ khoa là khám những gì. Theo khuyến cáo thì chị em nên đi khám phụ khoa định
kỳ 6 tháng 1 lần.